Điều ǵ khiến trẻ em Phần Lan xuất sắc đến thế?

 

 

Học sinh Phần Lan đạt thứ hạng cao trong cuộc điều tra quốc tế. Và các nhà giáo dục của Mỹ đang cố gắng t́m ra lư do đằng sau thành tích tuyệt vời này.

 

 

 

Các học sinh trung học ở Phần Lan mỗi tối mất không tới nửa giờ để làm bài tập về nhà. Ở đất nước này học sinh không mặc đồng phục, không bị phân biệt sang hèn, và cũng không có những nghi thức đọc diễn văn từ biệt khi rời trường trung học. Cũng không có chuông điểm danh và không hề có lớp chuyên, lớp chọn. Hầu như chẳng có những kỳ kiểm tra, các phụ huynh th́ không phải vật vă về trường lớp và trẻ em th́ chỉ đi học khi bước sang bẩy tuổi.

 

Thế mà về xếp hạng, học sinh trung học Phần Lan luôn đứng đầu thế giới. Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan thi chung với 57 quốc gia khác đă giành được điểm số cao nhất. Học sinh của Mỹ xếp ở hạng trung b́nh của thế giới ngay cả khi các nhà giáo dục Mỹ đă nhồi nhét cho học sinh của ḿnh hàng chồng bài tập về nhà, áp đặt hàng lô những tiêu chuẩn và luật lệ. Học sinh Phần Lan, cũng giống các bạn Mỹ, cũng bỏ ra nhiều thời gian để lướt nét. Chúng cũng nhuộm tóc, cũng sống phóng túng, thích nghe ráp và heavy metal. Thế nhưng tới lớp 9, chúng đă vượt xa về kiến thức toán, khoa học và đọc hiểu và về sau, giống như bất những người dân Phần Lan khác, luôn trở thành những công dân làm việc hiệu quả nhất thế giới.

 

Giáo dục Phần Lan đă trở thành tâm điểm chú ư của thế giới sau ba lần liên tiếp đứng đầu kỳ điều tra của tổ chức OECD gồm 30 quốc gia phát triển của thế giới. Kỳ điều tra gần đây nhất, đặt trọng tâm vào khoa học, với kết quả được công bố cuối năm ngoái, học sinh Phần Lan đứng đầu về khoa học và đứng ở tốp đầu về toán và đọc hiểu. Theo  như ông Andreas Schleicher, giám đốc phụ trách chương tŕnh điều tra PISA cho biết th́ Phần Lan đứng đầu bảng tổng kết thành tích của cả ba năm liên tiếp điều tra PISA. Mỹ xếp trung b́nh trong bảng xếp hạng này về toán và khoa học. Riêng đọc hiểu th́ không ổn định. Khoảng 400.000 học sinh ở khắp thế giới tham gia kỳ thi trả lời những câu hỏi trắc nghiệm và viết tự luận để kiểm tra tư duy suy luận và ứng dụng kiến thức. Ví dụ như một kiểu câu hỏi rất hay gặp là: Bạn hăy thảo luận về giá trị thẩm mỹ của của nghệ thuật grafito?.

 

Năng lực học tập khác thường của học sinh Phần Lan trong những năm gần đây đă thu hút các nhà giáo dục từ hơn 65 quốc gia tới thăm Phần Lan chỉ để t́m hiểu những bí mật đằng sau những kỳ tích này, kể của các quan chức của Bộ giáo dục Mỹ. Triết lư họ t́m thấy thật đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện: đó là các giáo viên cần được đào tạo chuẩn mực và các học sinh học tập có trách nhiệm. Khi c̣n nhỏ, trẻ em hoạt động nhiều nhưng không cần phải có người lớn luôn kè kè ở bên. Và các giáo viên tạo ra các bài giảng phù hợp với học sinh ở từng độ tuổi. “Chúng tôi chẳng có dầu lửa, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá cả. Kiến thức là thứ duy nhất mà người Phần Lan có”, bà Hannele Frantsi, hiệu trưởng của một nhà trường nói.

 

Thành tích cao của học sinh 15 tuổi của Phần Lan theo điều tra PISA của các nước OECD đă khiến các chuyên gia giáo dục từ các nước lũ lượt đổ về Helsinki để t́m hiểu về triết lư giáo dục đặc biệt, triết lư đào tạo giáo viên và hệ thống giáo dục của Phần Lan.

 

Trước năm 2001 khi kết quả PISA lần đầu được công bố, Phần Lan đă trở thành địa chỉ có tiếng cho các chuyên gia giáo dục. Kể từ đó trở đi th́ số lượng chuyên gia giáo dục đổ về đây đă tăng gấp nhiều lần.

 

Chỉ riêng con số thống kê của Hội đồng giáo dục quốc gia và Bộ giáo dục th́ kể từ 2004 hàng năm đă có khoảng 1200 chuyên gia, đến từ 65 quốc gia vào Phần Lan t́m hiểu hệ thống giáo dục nước này. Vào thời gian đầu, Đức là nước cử nhiều chuyên gia sang Phần Lan nhất nhưng sau này số lượng chuyên gia từ các nước châu Á, nhất là Nhật bản tăng mạnh. Đoàn đến từ các nước Châu Á  - thường gồm giáo viên, hiệu trưởng, chuyên gia giáo dục, công chức và nhà báo - tới để t́m hiểu về hệ thống giáo dục khi muốn có những cải cách hệ thống giáo dục trong nước.

 

Thường th́ một đoàn chuyên gia gồm khoảng từ 15-20 người, nhưng có những đoàn đông hơn gấp nhiều lần. Đă có 3 hội thảo quốc tế về giáo dục Phần Lan được tổ chức vào năm 2004 và 2005 và hội thảo lần thứ tư sẽ tổ chức vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2008 sau khi kết quả PISA năm 2006 được công bố và Phần Lan một lần nữa lại dẫn đầu.

 

Do có quá nhiều đoàn quốc tế bày tỏ mong muốn tới học tập - đến mức đă có lúc báo chí đă đùa rằng các hiệu trưởng ở Phần Lan chỉ làm mỗi việc là “hướng dẫn viên” cho các đoàn khách tới thăm trường- Phần Lan đă phải thông qua một văn bản quy định việc đón tiếp các đoàn nước ngoài và hiện nay chỉ có 17 trường được chọn trong số 80 trường đăng kư được phép đón đoàn quốc tế. Năm 2008, Phần Lan thu xếp đón 2000 chuyên gia giáo dục quốc tế tới học tập hệ thống giáo dục của ḿnh. (Theo Helsingin Sanomat 25.2.2008)

 

 

Những khách thăm quan và sinh viên sư phạm tương lai có thể theo dơi không khí học tập của học sinh từ ban công ở tầng trên của lớp học của Trường Norssi (xem ảnh), một ngôi trường ở thành phố Jyväskylä ở miền trung Phần Lan. Điều quan sát thấy là một phương pháp giảng dạy thoải mái và hướng tới những kiến thức cơ bản. Ngôi trường này được xem là một một trường kiểu mẫu không hề có những đội thể thao, đội duyệt binh hay những dàn nhạc dạo (là những thứ phổ biến trong trường học ở Mỹ).

 

Hỏi chuyện Fanny Salo (xem Ảnh) ở trường Norssi giúp hiểu thêm về chương tŕnh giảng dạy không hoa ḥe hoa sói. Fanny là một học sinh lớp 9 khá điệu đà, thích đọc những cuốn sách kiểu “Cô gái hớt lẻo” hay xem chương tŕnh truyền h́nh nổi tiếng của Mỹ “Các bà nội trợ - Desperate Housewives” và thích cùng bạn đi mua sắm tại các siêu thị quần áo H&M.

 

Fanny luôn đạt điểm A và v́ không có lớp dành riêng cho các học sinh xuất sắc nên thỉnh thoảng bôi nghệch ngoạc lên vở của ḿnh trong khi chờ đợi các bạn làm bài. Cô rất hay giúp giúp đỡ các bạn học kém hơn trong lớp. “Có thời gian xả hơi một chút trong lớp cũng thú vị”, Fanny nói. Các nhà giáo dục của Phần Lan th́ tin rằng thành tích trung b́nh của họ cao hơn là v́ tập trung cho các học sinh yếu chứ không phải là chăm lo cho các học sinh giỏi để chúng vượt hẳn lên các bạn khác. Lư tưởng mà họ muốn thực hiện là các học sinh xuất sắc có thể giúp các bạn học trung b́nh mà không làm tổn hại tới thành tích của chính các em.

 

Vào giờ ăn trưa, Fanny và các bạn của ḿnh rời kuôn viên trường đi mua vài món ăn nhanh như salmiakki và licorice rồi sau đó quay trở lại trường học môn vật lư và lớp học sẽ bắt đầu khi mọi người đă vào lớp và giữ yên lặng. Thầy giáo và học sinh gọi nhau bằng họ. Quy định duy nhất của lớp là trong lớp không được sử dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc Ipod và đội mũ.

 

Các bạn học quậy hơn của Fanny th́ nhuộm những mái tóc vàng của họ thành màu đen hay những kiểu đầu màu hồng kỳ dị. Những bạn khác th́ ăn bận kiểu cách hay mặc những bộ quần áo có dây xích loằng ngoằng để trông dữ dằn hơn trong thời tiết giá lạnh. Một nhóm th́ thích bôi kem chống nắng lên khắp người. Từng nhóm có chung phong cách th́ tụ lại với nhau, lũ th́ thích phong cách fruittari, preppies, happari, hip-hop hay kết hợp giữa fruittari-hoppari. Nếu ai đưa ra một câu hỏi ngố, lập tức bị đốp ngay bằng câu “KVG”, viết tắt của cụm từ “Đi mà tra trên google ấy, ngốc ạ”. Các nhóm hâm mộ của thể loại nhạc heavy-metal th́ nghe Nightwish, một ban nhạc nổi tiếng của Phần Lan và các nhóm bạn th́ thường t́m nhau trên mạng irc-galleria.net.

 

Trường Norssi hoạt động giống như một cơ sở thực tập, hàng năm có khoảng 800 học sinh sư phạm thực tập tại đây. Các sinh viên sư phạm thực tập trực tiếp với trẻ và thầy cô giáo giám sát từ xa. Giáo viên bắt buộc phải có bằng thạc sĩ và nghề giáo th́ mang tính cạnh tranh cao: một vị trí giáo viên có thể phải cạnh tranh với khoảng 40 đồng nghiệp. Lương của giáo viên Phần Lan th́ tương tự như giáo viên Mỹ nhưng quyền tự chủ cao hơn nhiều.

 

Các giáo viên của Phần Lan được tự chọn sách giáo khoa và được chủ động soạn bài giảng miễn là hướng theo chương tŕnh chuẩn quốc gia. “Ở hầu hết các nước, giáo dục giống như là một nhà máy sản xuất xe hơi. Ở Phần Lan, giáo viên giống như những doanh nhân – họ năng động và chủ động hơn nhiều”, Ông Schleicher, giám đốc phụ trách PISA của OECD có trụ sở tại Paris từ năm 2000,  so sánh.

 

Một lư giải cho thành công của học sinh Phần Lan là tính ham đọc sách. Cha mẹ mới sinh con sẽ được chính phủ tặng một giỏ sách mới, kể cả chuyện tranh. Một số thư viện nằm luôn trong trung tâm mua sắm và xe bus chở sách phục vụ tới tận những vùng sâu vùng xa là một nét rất riêng và độc đáo của Phần Lan.

 

Tiếng Phần Lan không giống bất cứ một tiếng nào trên thế giới và thậm chí là những cuốn sách tiếng Anh rất nổi tiếng phải rất lâu sau khi phát hành mới được dịch ra tiếng Phần Lan. Rất nhiều trẻ em Phần Lan v́ thế phải cố đọc tập cuối Harry Potter bằng nguyên bản tiếng Anh bởi chúng sợ biết được kết chuyện trước khi có bản tiếng Phần Lan. Phim và các chương tŕnh truyền h́nh được giữ nguyên bản tiếng nước ngoài và có phụ đề tiếng Phần Lan và không bao giờ có thuyết minh lại. Một sinh viên bộc bạch rằng cố đọc giỏi từ hồi c̣n rất nhỏ là bởi mê chương tŕnh từ những năm 90s là Beverly Hills.

 

Vào tháng 11 năm ngoái, một đoàn đại biểu của Mỹ thăm Phần Lan với hy vọng học cách những nhà giáo dục ở đây ứng dụng công nghệ trong giáo dục ra sao. Thế nhưng các quan chức từ Bộ giáo dục, Hiệp hội giáo dục quốc gia và Hiệp hội thư viện Mỹ đă chứng kiến thực tế rằng các giáo viên Phần Lan vẫn sử dụng bảng phấn thay v́ bảng bút dạ và các bài học vẫn được chiếu bằng máy chiếu chứ không sử dụng chương tŕnh powerpoint. Và Keith Krueger không hề ấn tượng bởi công nghệ trong trường học mà ấn tượng mạnh là những bài giảng của giáo viên. Krueger, Chủ tịch của Tập đoàn mạng lưới các trường học, hiệp hội các quan chức công nghệ ứng dụng trong trường học, người tổ chức chuyến đi này nói: “Bạn sẽ phải tự đặt câu hỏi bao giờ th́ nước Mỹ mới đạt tới tŕnh độ ấy?”

 

Elina Lamponen, một học sinh trung học tại Phần Lan nhận biết rơ sự khác biệt ấy. Em học một năm tại trường trung học Colon, bang Michigan và thấy rằng kỷ luật sắt đă không mang lại những bài học tốt hơn và không làm cho học sinh hứng thú học hơn, em kể và nhớ lại rằng em hỏi các bạn rằng thế tối qua bạn đă làm bài tập về nhà chưa và câu trả lời sẽ là Chưa, thế tối qua bạn làm ǵ? Các bài kiểm tra môn lịch sử đều dưới dạng trắc nghiệm và câu hỏi tự luận khó không tạo cơ hội để có thể viết được nhiều. Trong lớp, các đề bài thường là “dán cái này vào poster trong một giờ”. Khi quay trở về Phần Lan, Lamponen, 19 tuổi, buộc phải học lại một lớp.

 

Lloyd Kirby, cán bộ quản lư giáo dục tại Trường cộng đồng Colon ở miền Nam Michigan nói rằng học sinh được dạy rằng chúng có quyền đ̣i hỏi thêm bài tập nếu thấy nội dung trên lớp quá dễ. Ông nói, ông đang cố gắng đưa trường học quy củ hơn bằng việc yêu cầu phụ huynh đặt yêu cầu cao hơn với con cái.

 

Dù rằng triết lư giáo dục của Phần Lan tưởng như đơn giản nhưng để áp dụng chúng vào Mỹ cũng sẽ rất khó khăn. Với đặc thù dân số thuần nhất, giáo viên có rất ít sinh viên không nói tiếng Phần Lan. Trong khi đó, theo Bộ giáo dục Mỹ, có khoảng 8% học sinh ở Mỹ đang phải học tiếng Anh. Sự chênh lệch tŕnh độ giáo dục và mức thu nhập của các gia đ́nh ở Phần Lan cũng ít hơn nhiều. Phần Lan tập trung định hướng cho học sinh trong ba năm cuối trung học cơ sở dựa trên điểm số’; 53% học sinh học tiếp lên trung học, số c̣n lại học nghề. Có khoảng 4% học sinh Phần Lan không theo hết trung học và 10% không theo hết chương tŕnh học nghề so với 25% học sinh ở Mỹ - theo như điều tra của Bộ giáo dục Mỹ.

 

Một điểm khác biệt nữa là vấn đề tài chính. Mỗi năm học, nước Mỹ chi trung b́nh 8.700 USD cho một đầu học sinh trong khi đó ở Phần Lan chỉ khoảng 7.500 USD. Với chính sách thuế rất cao của chính phủ, Phần Lan chia đều số tiền chi cho các học sinh không giống như mức chênh lệch rất cao giữa các trường học công như Beverly Hills và các trường ở vùng nghèo hơn của nước Mỹ. Mức chênh lệch kiến thức giữa học sinh giỏi nhất và kém nhất Phần Lan là nhỏ nhất trong số các quốc gia tham gia điều tra PISA. Nước Mỹ đứng ở vị trí trung b́nh.

 

Học sinh Phần Lan hầu như không bị áp lực phải vào được các trường đại học hàng đầu và cũng không phải lo lắng phải trả học phí cao để vào được những trường danh tiếng nhất. Giáo dục là miễn phí. Chỉ có sự cạnh tranh dựa vào chuyên ngành của trường, ví như trường Y chẳng hạn. Và thậm chí các trường đại học tốt nhất của Phần Lan không có vị trí xếp hạng giống như Harvard của Mỹ.

 

Chính v́ không phải cạnh tranh để vào những trường điểm đă cho phép học sinh Phần Lan được hưởng một tuổi thơ ít bị áp lực hơn. Trong khi đó th́ các phụ huynh ở Mỹ phải vật vă để đưa bằng được con cái vào được trường mẫu giáo tốt c̣n trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7, muộn hơn một năm so với trẻ em ở Mỹ.

 

Thế nhưng khi bắt đầu đi học, trẻ em Phần Lan tự lập hơn nhiều. Trong khi các bậc cha mẹ ở Mỹ phải lo đưa con cái tới trường và đón về nhà hàng ngày và phải lo thu xếp công việc để đi cùng chúng trong những ngày nhà trường tổ chức đi chơi, dă ngoại th́ các trẻ em Phần Lan thường tự làm những việc này không cần cha mẹ hỗ trợ. Tại trường Ymmersta gần ngoại ô Helsinki, một số học sinh lớp một đi bộ tới trường khi trời chưa sáng hẳn. Buổi trưa, tới giờ ăn, chúng từ lấy thức ăn, được trường nấu miễn phí, và tự mang khay tới các bàn ăn. Không có bất cứ sự hạn chế nào về việc sử dụng Internet trong thư viện trường. Chúng có thể mặc quần sóc tới lớp nhưng thậm chí ở nhà những đứa trẻ c̣n rất nhỏ cũng tự buộc dây giày trượt băng và tự đi cây trượt tuyết.

 

Phần Lan hiện đang có mức sống ở nhóm cao nhất thế giới nhưng lúc nào cũng lo sợ sẽ tụt hậu trong nền kinh tế toàn cầu. Phần Lan dựa vào những công ty điện tử và viễn thông như tập đoàn khổng lồ NOKIA cùng với các sản phẩm giấy và ngành công nghiệp khai khoáng. Một số nhà giáo dục kêu gọi Phần Lan cần phải sàng lọc học sinh ưu tú theo cách mà nước Mỹ vẫn làm và cần có các chương tŕnh giáo dục đặc biệt để sản sinh ra nhiều hơn những nhân vật xuất chúng. Các bậc phụ huynh gần đây cũng quan tâm nhiều hơn tới các con của ḿnh, Tapio Erma, hiệu trưởng của trường Olari nói, và chúng tôi cũng ngày càng thấy rơ hơn có các bậc phụ huynh có kiểu suy nghĩ như người Mỹ.

 

Trường của Ông Erma là một trường kiểu mẫu. Mùa hè vừa rồi, tại một hội thảo tại Peru, ông đă tŕnh bày về các phương pháp giảng dạy của Phần Lan. Và vào một buổi chiều gần đây trong một lớp học toán ở trường ông, có một học sinh ngủ gục trên bàn. Giáo viên đă để yên cho em ngủ. “Ngủ học trong lớp dù không thể tha thứ nhưng chúng tôi phải chấp nhận thực tế rằng chúng là những đứa trẻ và chúng đang học cách sống,” ông nói.

 

Nguyễn Thành Huy (theo WSJ)

 

1. Chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh tại địa chỉ:

http://online.wsj.com/public/article_print/SB120425355065601997.html

 

2. Chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh tại địa chỉ:

http://www.hs.fi/english/article/PISA+study+results+bring+thousands+of+foreign+visitors+to+Finnish+schools/1135234339414