Giáo dục: ch́a khóa thành công của Phần Lan

 

 

Robert G. Kaiser

Thứ ba, 25/5/2005, Washington Post

 

 

Toàn bộ phóng sự về giáo dục Phần Lan của Kaiser được đăng tải tại địa chỉ sau:

http://blog.washingtonpost.com/finlanddiary/education/

 

 

Lời người dịch: Ngoài thương hiệu NOKIA, đêm trắng và ông già Tuyết, trước năm 1995 Phần Lan vẫn c̣n là một bí ẩn của thế giới. Phải đến khi những thành tích giáo dục của Phần Lan được công bố trong so sánh của PISA, theo đó Phần Lan liên tục đứng đầu trong bảng xếp hạng về thành tích giáo dục ở lứa tuổi 15 và nổi tiếng với hệ thống giáo dục toàn diện th́ Phần Lan mới thực sự “bước ra với thế giới”. Chính v́ lẽ đó phóng viên kỳ cựu của Washington Post, Robert G. Kaiser và phóng viên ảnh Lucien Perkins đă thực hiện nhiều chuyến viếng thăm viết bài, lần dài nhất là 3 tuần, về những thành tích kỳ diệu của Phần Lan do giáo dục mang lại. Đặc biệt, trong cuốn sách khá nổi tiếng gần đây (2006), Max Jakobson, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Phần Lan, đă dành riêng một phần viết về “sự kiện” này với thái độ trân trọng. Phần viết đó được đặt tên “Kaiser. Xin cảm ơn Anh!”. Sau đây xin trích một đoạn của phần viết đó:

 

Vài năm trở lại đây, Phần Lan dần trở thành tâm điểm chú ư, không chỉ là đất nước của thương hiệu NOKIA. Hơn 50 năm dưới bóng của Liên Xô, Phần Lan đă nổi tiếng là đất nước của nghiên cứu và sáng tạo. Chính là Mỹ chứ không phải Châu Âu đă ca ngợi thành tích này của Phần Lan. Điều này là dễ hiểu bởi Châu Âu vừa là đối tác vừa là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này trong khi Mỹ đóng vai tṛ là người thầy đánh giá các học tṛ của ḿnh ở Châu Âu.

 

Cho tới thời điểm này, những đánh giá đáng chú ư nhất về khả năng của Phần Lan được đăng tải vào năm ngoái (2005)  trên tờ Washington Post, tác giả là Robert Kaiser, một phóng viên người Mỹ mà tôi (Max Jakobson) có quen riêng khi Kaiser  c̣n là phóng viên ở Moscow. Cùng làm loạt phóng sự này c̣n có phóng viên ảnh Lucien Perkins. Hai phóng viên này đă viết một loạt 24 phóng sự và công bố vài trăm bức ảnh; tất cả đều được công bố trên Blogs của tờ Washington Post từ 23/5/2005 cho tới 10/6/2005. Sáu trong số 24 phóng sự này được đăng trên báo giấy. Chỉ trong ṿng 3 tuần, 366 ngàn lượt người đă đọc blogs này và 3499 người viết b́nh luận. Những phóng sự in trên báo giấy đă tới tay của vài trăm ngàn người khác.

 

Theo Kaiser, Phần Lan được đánh giá là đất nước đạt được những chỉ số so sánh cao nhất thế giới. Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng Phần Lan là nước cạnh tranh nhất thế giới. Trường đại học Yale và Columbia xếp hạng Phần Lan là nước đứng đầu sẽ “duy tŕ được chỉ số bảo vệ môi trường quốc gia cao nhất trong vài thập kỷ tới.” Các con số thống kê của OECD cho thấy tỷ lệ % GDP của Phần Lan đầu tư cho nghiên cứu phát triển cao hơn tất cả các nước khác, chỉ đứng sau Thụy Điển. Học sinh ở lứa tuổi  15 Phần Lan đứng đầu về thành tích so với các nước công nghiệp phát triển khác khi so sánh các kỹ năng học tập. Theo điều tra toàn cầu của tổ chức Transparency International, Phần Lan là nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới. Tỷ lệ Phần Lan đọc sách báo và mượn sách thư viện cao hơn tất cả các nước khác trên thế giới (Mỹ đứng thứ 17). Và, tính b́nh quân đầu người, Phần Lan đào tạo ra nhiều nhạc sỹ hơn tất cả các nước khác.

 

Kaiser viết: “Phần Lan rất có thể là đất nước lư thú nhất trên hành tinh này mà người Mỹ ít biết tới nhất”. “Đó là đất nước có hệ thống trường học tốt nhất thế giới, những người phụ nữ tự do nhất (tổng thống là một phụ nữ); có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao nhất thế giới nếu tính theo b́nh quân đầu người, là quê hương của một trong số các công ty công nghệ tiên tiến nhất (NOKIA), sở hữu nhiều công nghệ thông tin hiện đại, là đất nước giàu âm nhạc từ rock, jazz cho tới nhạc cổ điển. Người Phần Lan tự hào là đất nước phúc lợi phổ thông trong đó người dân được hưởng, ngoài các thứ khác, là hệ thống y tế miễn phí, giáo dục miễn phí ở tất cả mọi cấp” Thế nhưng, sau khi phỏng vấn một số chính trị gia và lănh đạo kinh tế, Kaiser thừa nhận rằng Phần Lan trong tương lai cần có nhiều cải cách nữa.

 

 

Toàn bộ phần viết Kaiser. Xin cảm ơn Anh! được xem tại đây:

http://huy.finland.googlepages.com/Kaiser.htm

 

 

-------------------------

 

 

 

Một người nước ngoài, khi yêu cầu được tới thăm một ngôi trường tại Phần Lan vào mùa hè năm 2005, sửng sốt nhận được câu trả lời từ Sở giáo dục thành phố Helsinki: Các trường của chúng tôi đă chật ních khách tới thăm rồi, bạn có thực sự phải tới thăm trường vào thời điểm này không?

 

 

 

 

Sự thực th́ Phần Lan, từ lâu quá xa lạ với thế giới, nếu có thể khoe khoang chút ǵ về các ngôi trường của ḿnh th́ cũng sẽ rất lấy làm mừng. Thế nhưng, vào thời điểm này, thu xếp các chuyến viếng thăm thực sự gặp khó khăn. Các đoàn giáo dục từ các nước lượt đổ về thăm các trường học tại Phần Lan bởi một lư do đơn giản v́ chúng thực sự là những mô h́nh giáo dục tuyệt vời, cũng rất có thể là những mô h́nh tốt nhất thế giới.

 

 

“Với thành tích đứng đầu sau hai lần điều tra PISA 2000, 2003, nền giáo dục Phần Lan đă trở thành tâm điểm chú ư của cả thế giới. Truyền thông BBC của Anh ra hàng loạt phóng sự về hiện tượng Phần Lan. Chuyên gia giáo dục Phần Lan được mời đi hầu hết các nước OECD và ngoài OECD để thuyết tŕnh về mô h́nh giáo dục của ḿnh. Hàng trăm đoàn quan chức và chuyên gia giáo dục từ các nước OECD, đặc biệt là Đức và Anh, đổ về Helsinki để khám phá triết lư của một nền giáo dục vốn xa lạ với thế giới. Bộ giáo dục Phần Lan “quá tải” trước những đề nghị “trao đổi kinh nghiệm giáo dục” từ các nước. Để thỏa măn tất cả những yêu cầu của các nước, một năm sau khi kết quả điều tra lần thứ hai được công bố vào cuối năm 2004, Phần Lan liên tiếp tổ chức ba cuộc hội thảo quốc tế về giáo dục trong năm 2005. Hội thảo đầu tiên tổ chức vào tháng 3/2005 chủ đề là bí quyết thành công giáo dục Phần Lan (có 300 quan chức và chuyên gia giáo dục tới từ 30 nước). Hội thảo thứ 2 tổ chức 10/2005 tập trung vào chủ đề về các nhân tố quyết định kết quả PISA của Phần Lan (có 130 quan chức và chuyên gia giáo dục tới từ 30 nước),  Hội thảo thứ 3 tổ chức vào tháng 12/05 thu hút gần 500 quan chức và chuyên gia giáo dục từ 35 nước tập trung vào chủ đề những chính sách hỗ trợ học tập và phúc lợi trong giáo dục toàn diện. Ngoài các cuộc thảo luận chung, thảo luận nhóm, Phần Lan tổ chức cho tất cả các đại biểu, chia ra làm nhiều nhóm, thăm quan và dự giờ học ở các trường trong hệ thống trường học toàn diện ở Phần Lan. Nội dung của các hội thảo này được công khai trên Internet. [1][Mar05  --- Oct05 --- Dec05] ”

                       

Trích từ bài viết PISA và Giáo dục Phần Lan tại địa chỉ:

                        http://huy.finland.googlepages.com/pisa&vn

 

 

 

Những ngôi trường tốt đă trở thành biểu tượng cho một đất nước Phần Lan hiện đại, mà cách đây nửa thế kỷ mới chỉ là một quốc gia nông nghiệp nghèo khổ, nhưng ngày nay đă trở thành một trong những quốc gia hội nhập, hiện đại, và thịnh vượng nhất thế giới.

 

Phần Lan đứng đầu trong các kỳ thi trong Chương tŕnh đánh giá sinh viên quốc tế (PISA), kiểm tra tŕnh độ của học sinh 15 tuổi của tất cả các quốc gia công nghiệp của thế giới. Phần Lan cũng đứng đầu, hoặc nhóm đầu của rất nhiều các cuộc so sánh toàn cầu về cạnh tranh kinh tế, tiêu chí về dùng Internet, tiêu chí về môi trường và nhiều tiêu chí khác. Phần Lan, đất nước sáng tạo ra thương hiệu NOKIA,  tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới  – gần 85 / 100 người dân (năm 2005).

 

Xem bảng thành tích PISA của Phần Lan

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/graphic/2005/05/24/GR2005052400072.html

 

 

Vào những năm 70s, giáo dục bắt buộc ở Phần Lan là 6 năm và hệ thống giáo dục chẳng có ǵ đặc biệt. Thế nhưng cũng vào những năm này, luật mới về giáo dục ra đời cùng với việc chính phủ tăng mạnh ngân sách cho giáo dục, và chỉ chưa đầy 20 năm sau, hệ thống giáo dục mới đào tạo ra một thế hệ công dân tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung cấp nghề và hơn nửa số công dân đang ở độ tuổi đi học học đại học. Ở tất cả các cấp học, việc học rất nghiêm khắc và hoàn toàn miễn phí.

 

Pekka Himanen, 31 tuổi, một học giả nổi tiếng lấy xong bằng tiến sĩ ở tuổi 20, giờ đă trở thành biểu tượng cho thời đại công nghệ thông tin ở Phần lan cho rằng “ch́a khóa cho sự thành công không phải là chính phủ đă đầu tư bao nhiêu tiền. Trái lại thành công là ở nhân tố con người. Chất lượng giáo dục cao ở Phần Lan là do Phần Lan đào tạo được một thế hệ giáo viên chất lượng cao nhất. Để dạy trẻ em mẫu giáo, giáo viên Phần Lan phải có bằng đại học. Và để dạy tiểu học, tối thiểu giáo viên phải có bằng Thạc sỹ. Vô số các sinh viên tốt nhất mong muốn trở thành giáo viên. Điều này gắn với một thực tế là tất cả chúng tôi đều tin rằng chúng ta đang sống ở thời đại thông tin, do đó nghề giáo trong kỷ nguyên thông tin sẽ được mọi người kính trọng.”

 

Xem thêm website của Pekka Himanen

http://www.pekkahimanen.org/

 

 

Hiệu trường của Trường tiểu học toàn diện Arabia, Kaisu karkkainen, 49 tuổi, cũng có cùng lời giải đáp cho câu hỏi tại sao Phần Lan lại đạt được thành tích cao như vậy. Tại bữa ăn trưa ngay tại trường với món gà, cơm và sa lát, Bà bộc bạch: Có ba lư do giải thích cho sự thành công ấy. Đó là: giáo viên, giáo viên và giáo viên !!!. Bà nở một nụ cười tươi không thường thấy ở những người Phần Lan với người đồng nghiệp thân thiết, Riita Severinkangas, 47 tuổi, là giáo viên tiếng Anh có thâm niên 16 năm rồi.

 

Dự giờ tại một buổi học học sinh lớp 8 của Severinkangas, chúng tôi chứng kiến mọi học sinh của Bà đều có thể nói và đọc bằng tiếng Anh, một ngôn ngữ chẳng có nét ǵ chung với tiếng mẹ đẻ phức tạp và khó hiểu như tiếng Phần Lan.

 

“Vai tṛ của giáo viên là quan trọng số một” là câu trả lời chung cho những thắc mắc của chúng tôi về thành công giáo dục của Phần Lan. Seppo Heikkinen, 45 tuổi, nhà sản xuất các chương tŕnh học tiếng Anh cho đài truyền h́nh Phần Lan, một thành viên hội đồng điều hành của trường Arabia, cho rằng thành công nằm ở chuyên môn cao của các giáo viên, và những giáo viên của Phần Lan cực kỳ tâm huyết với nghề nghiệp của ḿnh.

 

Giáo viên giàu kinh nghiệm

 

Vào chiều thứ sáu, Heikkinen đang ở trường, ngôi trường được đặt tên theo địa danh vùng, có buổi gặp gỡ với cô giáo đang dạy con gái 9 tuổi của ḿnh, với bác sỹ tâm lư và một giáo viên phụ trách các trẻ em cần giúp đỡ đặc biết. Ông kể đă với các cô giáo là “Con gái tôi mắc bệnh tâm lư”; và trường đang bàn cách để giúp con gái ông trở lại trạng thái tâm lư b́nh thường.

 

Đây đă trở thành một điều đặc biệt đối với hệ thống giáo dục ở Phần Lan, một hệ thống có đội ngũ giáo viên đa dạng và chuyên nghiệp: có 28 giáo viên dạy cho 265 học sinh, hiện đang học tại trường Arabia. Không khí trong lớp học Arabia gợi cho những nhà giáo dục Mỹ đang thăm trường nhớ tới những trường học tư nhân tốt nhất ở Mỹ, ở đó sự thân t́nh giữa giáo viên và học sinh được  làm giàu thêm bởi những kỳ vọng đặt vào mọi học sinh chứ không chỉ quan tâm tới những học tṛ giỏi nhất.

 

Trường học, nằm giáp gianh với Helsinki, xây dựng lại trên nền một bệnh viện vốn chuyên chữa trị cho những người nghiện rượu (một vấn nạn lớn ở Phần Lan). Sau ba năm hoạt động, mỗi năm trường mở thêm một lớp, và năm tới (2006) sẽ mở thêm lớp 9 trong hệ giáo dục toàn diện. Việc xây dựng thêm các lớp học đang được tiến hành, và một ngôi trường mới đang trên bảng vẽ, dự kiến sẽ mở ra vào năm 2010. Trường sẽ tuyển 500 học sinh, so với quy mô ở Phần Lan th́ nó sẽ là một trường học lớn.

 

Học sinh của trường Arabia chủ yếu là con cái của các sinh viên mới ra trường và các chuyên gia, bà hiệu trưởng Karkkainen nói. Nhưng khách thăm trường nếu có ư hỏi rằng thành công của trường là v́ điều này th́ sẽ được chỉnh ngay.

 

Bà Karkkainen bộc bạch. Ngôi trường tôi làm việc gần đây nhất khác lắm, nằm ở vùng lân cận, chẳng khác ǵ khu ổ chuột (cái mà Phần Lan coi là ổ chuột, theo tiêu chuẩn của Mỹ th́ không phải vậy). Học sinh của trường, 1/3 là dân nhập cư (những người này ở Phần Lan c̣n rất ít), 1/3 khác là các học sinh thuộc diện chăm sóc đặc biệt. Chính quyền rất chăm lo cho ngôi trường đó, bà nói: giờ th́ xây thêm một khu mới, tuyển thêm nhiều nhân viên xă hội. Có rất nhiều vấn đề với học sinh và phụ huynh. Nhưng dù thế, kết quả vẫn rất tốt, bà kể. Giáo viên được đào tạo ra là để dạy dỗ những trẻ em khó dạy.

 

Thần dược cứu đói nghèo

 

Niềm tin vào giáo dục không chỉ là vấn đề chính sách giáo dục của chính phủ. Nó bắt nguồn sâu xa từ tính cách dân tộc của một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Phần Lan chẳng có ǵ ngoài cá và rừng. Phần Lan dần dần nhận thức rơ rằng chỉ có giáo dục là liều thuốc giải hiệu nghiệm nhất cho nạn đói nghèo cách đây hơn một thế kỷ, Himanen, một triết gia nói. “Sự phát triển của Phần Lan đến từ việc đầu tư cho hệ thống giáo dục”

 

Điều tra PISA, do OECD tiến hành tại Paris, khẳng định rằng trường học Phần Lan đạt thành tích xuất sắc ở tất cả các cấp học trong cả nước. Theo điều tra này th́ Nhật Bản và Phần Lan đứng đầu về cả chất lượng và mức độ b́nh đẳng.

 

Karkkainne có được quyền tự chủ rất lớn với tư cách là hiệu trưởng trường học toàn diện Arabia. Hội đồng điều hành của bà có 5 phụ huynh, hai giáo viên, đại diện công ty trong vùng cùng với bà xây dựng chương tŕnh học cho trường, xây dựng nội quy và tuyển giáo viên.

 

Bà đă tâm sự cách mà bà tuyển giáo viên. Gần đây, Bà công bố cần một giáo viên tiếng Phần Lan có thâm niên trong mạng máy tính nối các trường học Helsinki. Có tới 37 giáo viên đủ tiêu chuẩn đăng kư, đa phần đều có thâm niên nghề. Thường th́ một giáo viên mới ra trường phải dạy ở các tỉnh trong ṿng 5 năm trước khi có thể xin được một biên chế ở trường thành phố.

 

Karkkainen phỏng vấn 5 giáo viên ưng ư nhất và chọn một người để dạy cho khóa học năm sau (2006), bắt đầu từ giữa tháng 8.

 

Trường học toàn diện Arabia như một thiên đường trên hạ giới. Một ngày thăm trường, khách sẽ tự ḿnh bắt gặp nhiều điều cho thấy trường ra trường, tṛ ra tṛ; học tập bao giờ cũng là sự kết hợp của học thuộc ḷng, vui chơi và một chút nghiêm cẩn. Nhưng có một vài điều thực sự ấn tượng.

 

Điều đầu tiên là sự chững chạc của học sinh. Từ rất lâu rồi, Phần Lan tin rằng 7 tuổi trẻ em mới bắt đầu đi học, do đó, so với Mỹ, học sinh Phần Lan lớn hơn học sinh Mỹ một tuổi ở tất cả các cấp học. Trẻ em sáu tuổi vẫn đang học dự bị tiểu học (hầu hết trẻ em 6 tuổi ở Phần Lan tới trường hoặc nhà trẻ học dự bị tiểu học). Nhưng theo bà Raili Rapila, một giáo viên mẫu giáo ở trường Arabia  cho biết, các trường mẫu giáo ở Phần Lan không tạo bất kỳ một áp lực nào bắt trẻ em tập đọc trước khi vào lớp 1. Có 3 em trong số 10 học tṛ của cô giờ đều nghiện đọc sách, nhưng cả 10 đứa đều muốn được nghe cô đọc hàng ngày, và đọc cho học tṛ nghe là môn học thường xuyên ở trường. “Các kỹ năng xă hội và chơi mà học quan trọng hơn việc đọc đối với những trẻ em sáu tuổi, cô nói.

 

Xem thêm về triết lư giáo dục của Phần Lan đối với trẻ em  học dự bị tiểu học (6 tuổi) tại địa chỉ:

http://huy.finland.googlepages.com/pscviet

 

Trong buổi học của học sinh lớp 8 của cô giáo Riita, một cậu học tṛ 14 tuổi không chịu tham dự vào bài học thuộc ḷng mà chỉ chú tâm nghe máy iPod của ḿnh. “Em chắc là ḿnh không tham gia chứ?, cô Riita khẽ khàng nhưng nghiêm nghị hỏi lại. Cậu bé không trả lời, sắc mặt lạnh lùng, chán ngắt.

 

Nhưng chỉ ít phút sau, cậu tṛ chuyện bằng một giọng tiếng Anh trôi chảy với những người khách Mỹ đang thăm quan trường, kể lại những “thành tích” của cậu có thể ngồi nhiều giờ trên máy tính cá nhân mà không cần ngủ ngáy ǵ cả. Lần lâu nhất là 76 giờ đồng hồ. Sao em có thể thức được lâu vậy?. Cứ uống coca và cà phê thôi. Khi phải làm việc th́ cà phê và coca là nhất. Vậy em làm ǵ trên máy tính? Dịch lời những bài hát tiếng Anh sang tiếng Phần Lan chẳng hạn, cậu tỉnh nói.

 

Đó là một học sinh cá tính, sau này cô giáo Riitta kể với chúng tôi. Thế nhưng cô nói rằng cuối cùng cô cũng t́m ra cách trị được anh chàng này trong một tuần thực tập bắt buộc cho học sinh lớp 8. Bà đă hướng cho cậu thực tập tại nhà trẻ của trường và cậu rất thích việc này. trẻ khoái cậu ấy. Thế nên, có lẽ, sau này cậu ta sẽ thấy rằng cậu muốn làm giáo viên cũng nên.

 

Một công việc lư thú

 

Giáo viên trường công ở Mỹ thường phàn nàn họ thiếu sự hỗ trợ và ít được tôn trọng. Câu trả lời đều ngược lại khi hỏi những điều tương tự với giáo viên ở trường Arabia. Tuomas, 38 tuổi, giáo viên dạy môn khoa học của trường, có bằng Thạc sỹ về địa lư, nói rằng những người bạn cùng lứa đại học với anh, giờ đang làm cho NOKIA, tập đoàn điện thoại di động toàn cầu gốc Phần Lan, có thu nhập rất cao. Thế nhưng tôi hỏi họ để so sánh giờ làm việc trong năm. Tuomas dạy 190 ngày một năm, từ 3-8 giờ một ngày. Công việc vui vẻ. Ḿnh tự làm những dự án của riêng ḿnh. Điều ấy rất quan trọng. Bạn c̣n muốn ǵ hơn thế?

 

Tuomas kể rằng tiền lương trừ thuế của anh khoảng 2000 euro (khoảng 2500 USD vào thời điểm 2005). Giống như tất cả các công dân Phần Lan, gần như anh không phải trả chút ǵ cho vấn đề y tế, hoàn toàn miễn phí trong việc học hành kể từ khi mẫu giáo tới khi không c̣n ǵ để học trong trường. Khi c̣n là sinh viên, mỗi tháng được vay 400 USD để chi dùng cho sinh hoạt. Đam mê của Tuomas là lái thuyền đi khắp các hồ tại Phần Lan, giờ anh đang sở hữu một chiếc thuyền dài 18 foot.

 

Ở trường, Tuomas phụ trách pḥng máy tính và vài chục chiếc máy xách tay. Học sinh của anh có thể tự do sử dụng cho công việc nghiên cứu. Trong chín năm đầu tiên thậm chí học về máy tính chưa được đưa thành môn học bắt buộc đối với học sinh, chẳng có khóa học nào về máy tính kể cả kỹ năng đánh máy và rất nhiều học sinh Phần Lan vẫn chỉ biết mổ c̣ trên bàn phím. Thế nhưng đó chính là triết lư giáo dục không áp đặt rất tốt của Phần Lan đối với học sinh tiểu học.

 

Điểm đặc biệt khác đó là không có kiểm tra đồng loạt. Theo bà Karkkainen, hiệu trưởng trường, nếu không tính tới việc tham gia vào kỳ điều tra PISA, học sinh chỉ phải làm bài kiểm tra toán khi hết lớp 5, lớp 8 và lớp 9 và một bài kiểm tra môn hóa và vật lư cuối lớp 8. Thế thôi. Và ngay cả khi kết quả không được tốt lắm th́ chẳng có chuyện ǵ với học sinh và với trường cả.

 

Điều thú vị nữa là dù giáo dục của Phần Lan đạt kết quả rất cao và người Phần Lan rất tự hào về điều đó nhưng chi tiêu của chính phủ trên thực tế có giảm đôi chút. Karkkainen phải cắt giảm chi tiêu của trường 4% so với năm ngoái. Bà cũng nói, lư do bởi người Phần Lan đang già đi nhanh chóng, chi tiêu cho người già tăng lên và do đó chi phí cho trường học cũng phải giảm đi.

 

Thật khó để tưởng tượng rằng người Phần Lan lại để cho các trường học kém đi khi mà giờ đây họ đă đạt được những kết quả tuyệt vời như vậy. Giáo dục là một phần của cái mà Himanen gọi là “dự án toàn quốc”, là nỗ lực của cả đất nước đưa Phần Lan có một vị trí vững chắc như nó đă đạt được trong thế giới hiện đại ngày nay.

 

Chúng tôi vẫn muốn rằng chúng tôi phải thể hiện một điều ǵ đó, và điều đó là chúng tôi là những người thực sự xuất sắc, bà Karkainen nói.

 

Theo Robert G. Kaiser (Washington Post)

Đă có 178 ư kiến b́nh luận sau khí bài viết được đăng

 

Nguyễn Thành Huy dịch từ nguyên bản tiếng Anh tại địa chỉ:

Focus on Schools Helps Finns Build a Showcase Nation

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2005/05/23/AR2005052301622_pf.html