PISA 2006: Cuộc đua giáo dục không phải bao giờ cũng dành cho nước giàu nhất

 

Tiền và nỗ lực chưa đủ để truyền đạt kỹ năng và kiến thức cần thiết trong thế giới cạnh tranh tàn khốc ngày nay

 

 

 

 

 

 

 

Lo sợ toàn cầu hóa ảnh hưởng tới những công dân có trình độ thấp của mình, các nước giàu đã và đang đổ tiền và quyết tâm chính trị vào giáo dục. Tại Mỹ, chính quyền đã tuyên bố rằng sẽ không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau. Cho dù chương trình này, lần đầu tiên được Tổng thống Bush khởi xướng vào năm 2002, chưa chắc sẽ giúp cải thiện được tình hình nhưng điều chắc chắn đó sẽ là một chủ đề lớn của các ứng viên giành ghế tổng thống năm 2008. Năm tới, nước Anh sẽ đưa ra một hệ bằng cấp mới đầy tham vọng: kết hợp giữa điểm học thuật và kỹ năng nghề nghiệp. Đối với các nước công nghiệp phát triển OECD, mức trung bình chi cho tiểu học và trung học trên thực tế tăng xấp xỉ 2/5 (in real terms) từ năm 1995 – 2004.

 

Dù thế, thật lạ là điều này chẳng mang lại mấy hiệu quả. Báo cáo điều tra mới đây của PISA cho thấy thành tích trung bình hầu như không tăng. Báo cáo này, vừa xuất bản xong vào ngày 4/12, so sánh khả năng đọc hiểu, toán và khoa học của 400,000 học sinh 15 tuổi của 30 nước OECD và 27 nước ngoài OECD, và 57 quốc gia này chiếm 87% tổng lượng kinh tế toàn thế giới. Điều tra trước đó vào năm 2000 và 2003 chú trọng vào đọc hiểu và toán. Lần này điều tra chú trọng vào khoa học.

 

Đứng đầu vẫn là những ngôi sao cũ: Phần Lan, bao giờ cũng thế, luôn đứng đầu ở tất cả các cuộc điều tra, sau đó là Hàn Quốc (đứng đầu về đọc hiểu) và Hồng Kông; Canada và Đài Loan cũng mạnh nhưng không liên tục, sau đó là Úc và Nhật. Đứng cuối là Mexico, vẫn đứng cuối bảng điều tra của OECD, nhưng toán có khá hơn đôi chút. Chile là nước có thành tích tốt nhất ở Mỹ La tinh.

 

Thành tích nước Mỹ thật tệ. Thành tích trung bình, theo tiêu chuẩn thế giới, rất thấp. Những học sinh xuất sắc của Mỹ cũng chỉ đạt mức trung bình, còn những học sinh yếu hơn thì thật tệ. 15% học sinh của Mỹ thậm chí không đạt được mức cơ bản kiến thức khoa học (trung bình của OECD là 1/5). Theo Andreas Schleicher, phụ trách nghiên cứu giáo dục OECD, thì người Mỹ giờ đây mới nhận ra mức độ khó khăn nhiệm vụ giáo dục mà họ sẽ phải giải quyết. Một số nước muốn có được bản đánh giá riêng cho mình.(không mang tính so sánh – ND)

 

Xem bảng thành tích PISA trong bản gốc tiếng Anh tại địa chỉ:

http://www.economist.com/world/international/PrinterFriendly.cfm?story_id=10251324

 

 

Kết quả của Anh cũng chẳng khả quan hơn. Nước Anh, bị loại khỏi cuộc điều tra năm 2003 do thành tích học sinh được chọn quá thấp. Chính vì thế, kết quả điều tra lần này không phản ảnh đúng thực tế trình độ học sinh của Anh ở thời điểm hiện tại cho dù Anh đứng thứ 7 về đọc hiểu năm 2000 và đứng trên trung bình trên cả hai môn là toán và đọc hiểu. Lần này, Anh tụt xa trong bản xếp hạng trên cả 3 môn. Các nhà phân tích OECD và các quan chức Anh cố mò ra thành tích. Đó là những học sinh nhập cư có tiến bộ và 3% học sinh của Anh đứng trong nhóm đầu về khoa học trong khi đó trung bình của OECD là 1%. Các quan chức OECD khen xã giao rằng đó là “sự khởi đầu mới” nhưng kết quả thực tế là nỗi ê chề cho chính phủ luôn rêu rao rằng đã đưa giáo dục thành quốc sách hàng đầu trong suốt một thập kỷ qua.

 

Ba Lan đáng được nhận phần thưởng. Nước này cũng tham gia vào điều tra năm 2000. Thành tích lần này không chỉ phản ánh mức chi tiêu cho giáo dục tăng mà còn vì những thành công trong cải cách giáo dục vào năm 1999, chấm dứt hoàn toàn phương thức sàng lọc học sinh theo điểm số trong độ tuổi giáo dục bắt buộc. Theo điều tra năm 2003, thành tích của Balan đã thực sự nổi bật – đến nỗi mà các chuyên gia số liệu OECD thận trọng cho rằng tăng hai điểm thống kê (data points) chưa hẳn là một xu hướng và quyết định chờ kết quả năm nay. Tiếp tục leo lên thứ bậc cao hơn trong bảng xếp hạng lần này của Ba Lan đã xua đi mọi nghi ngờ, đưa Ba Lan thành hình mẫu xóa bỏ hình thức sàng lọc học sinh từ quá sớm  -  sắp xếp học sinh vào các trường và chương trình khác nhau – làm tổn thương các học sinh yếu hơn mà chẳng đem lại lợi ích gì cho những học sinh còn lại. Barbara Ischinger, Vụ trưởng giáo dục của OECD phát biểu rằng “ Chúng tôi đã học được một điều rằng chỉ có thể tạo ra thay đổi thực sự cho giáo dục khi vực được học sinh trung bình lên cùng với mức học sinh giỏi.”

 

 

Đây chính là triết lý giáo dục bình đẳng của Phần Lan, đã đưa nước này liên tiếp ba lần đứng đầu thành tích PISA, và giáo dục toàn diện của Phần Lan đã và đang trở thành hình mẫu cho nhiều nước.

 

Xem thêm về thành tích PISA của Phần Lan và triết lý giáo dục toàn diện tại địa chỉ sau:

http://huy.finland.googlepages.com/pisa&vn

http://finland.edu.googlepages.com/PISA06FirstResult.htm

 

 

Để cho các trường tự chủ cũng nâng vị thế của đất nước trong cuộc tranh đua khốc liệt này: đó là để cho các hiệu trưởng tự chủ tài chính, tự đề ra các chính sách ưu đãi cũng như tự chủ tuyển giáo viên và tự quyết định mức lương chi trả cho giáo viên. Công khai thành tích của trường cũng sẽ có tác dụng tốt. Nhưng quan trọng hơn cả là cần phải có được những giáo viên chất lượng cao: điểm chung của tất cả các nước có thành tích cao nhất đó là giáo viên phải được lựa chọn từ những sinh viên tốt nghiệp có thành tích cao nhất.

 

Xem bảng thành tích PISA trong bản gốc tiếng Anh tại địa chỉ:

http://www.economist.com/world/international/PrinterFriendly.cfm?story_id=10251324

 

 

Ở Phần Lan, triết lý lựa chọn và đào tạo giáo viên đã cao hơn một bậc. Không những giáo viên được lựa chọn từ những sinh viên tốt nghiệp sư phạm có thành tích cao nhất mà công tác tuyển sinh và đào tạo giáo viên từ những năm 70s đã chuyển sang cho các trường đại học (không đào tạo tập trung trong trường sư phạm như đa số các nước) theo đó 10% sinh viên tốt nhất của các khoa được chọn để học thành giáo viên, được kết hợp đào tạo trong chuyên khoa của trường đại học và khoa sư phạm trong cùng một trường. Giáo viên giữ trẻ ít nhất phải có bằng cử nhân. Giáo viên tiểu học trung học ít nhất phải có bằng thạc sĩ. Dạy trong trường đại học là các tiến sĩ và giáo sư.

 

Xem thêm về tiêu chuẩn giáo viên Phần Lan và triết lý giáo dục toàn diện tại địa chỉ sau:

http://huy.finland.googlepages.com/pisa&vn

 

 

Một điểm chung khác là nâng cao chất lượng giáo dục giúp nâng cao trình độ của mọi học sinh. Nhìn chung, các nước có thành tích cao do học sinh có trình độ đồng đều, ngoại trừ Anh và Mỹ. Những nước mà đa phần học sinh có thành tích cao cũng là những nước có ít học sinh không đạt chuẩn.  Một điểm mới trong bản điều tra năm nay là so sánh sự chênh lệch trình độ giữa các trường, chứ không phải sự chênh lệnh học sinh trong một trường, sẽ có ảnh hưởng thể nào tới thành tích của học sinh. Chênh lệch trình độ giữa các trường ở Đức là rất lớn (điều này nằm trong dự kiến do hầu hết các trường sàng lọc học sinh sớm theo khả năng học tập). Thế nhưng kết quả điều tra ở một số nước cũng không như dự đoán. Trình độ chênh lệch giữa các trường ở Nhật cũng cao dù nước này về danh nghĩa có hệ thống giáo dục toàn diện. Thế nhưng ở Phần Lan, nước đứng đầu điều tra PISA, chênh lệch trình độ giữa các trường là không đáng kể.

 

 

Ngoài thành tích đứng đầu bảng xếp hạng trong cả hai đợt điều tra, có một số đánh giá trong báo cáo của OECD đã gây được sự chú ý đặc biệt  của các chuyên gia giáo dục thế giới và là những tiêu chí rất khó vượt qua đối với các nước. Thứ nhất, trong tất các các môn thi sự chênh lệch trình độ giữa các sinh viên Phần Lan – giữa học sinh kém nhất và học sinh giỏi nhất - là nhỏ nhất so với các nước OECD. Nói cách khác, trình độ học sinh Phần Lan đồng đều nhất. Thứ hai, sự khác biệt về trình độ học sinh giữa các trường dự thi là rất nhỏ - trình độ giữa trường giỏi nhất và trường kém nhất là 5%, chỉ đứng sau Iceland (4%). Thứ ba, đối với các nước khác, địa vị xã hội của trường ảnh hưởng lớn tới kết quả thi. Nói cách khác, học sinh ở các trường có tiếng, trường chuyên, trường ở các thành phố lớn thì kết quả thi của học sinh ở trường đó cao hơn các trường ít danh tiếng và trường ở tỉnh, huyện. Riêng ở Phần Lan và Iceland, địa vị xã hội của trường không ảnh hưởng tới kết quả thi của học sinh và chênh lệch trình độ giữa các trường là thấp nhất. Thứ tư, hoàn cảnh gia đình (địa vị xã hội, và trình độ học vấn của bố mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình) không ảnh hưởng đến trình độ của học sinh. Ở điểm so sánh này, Phần Lan chỉ đứng sau Iceland. Thứ 5, số giờ học ở trường của học sinh Phần Lan ít hơn nhiều so với mức trung bình của các nước OECD. Trung bình học sinh ở tuổi 15 ở Phần Lan học 30 giờ một tuần, kể cả học trong lớp và các hoạt động ngoại khóa. Trong khi đó mức trung bình của các nước OECD là 35 giờ và riêng ở Hàn Quốc là 50 giờ. Nếu tính riêng về toán thì trung bình một tuần học sinh Phần Lan học 4.5 giờ trong khi đó mức trung bình của OECD là 7 giờ. Điểm cuối cùng, so với giáo viên của OECD giáo viên Phần Lan có vai trò lớn hơn nhiều trong việc quyết định các hoạt động trong trường như chương trình giảng dạy, giáo án từng môn, sách giáo khoa, phương pháp đánh giá học sinh và các chính sách nội bộ của trường.

 

Trích trong bài viết PISA và giáo dục Phần Lan tại địa chỉ:

http://huy.finland.googlepages.com/pisa&vn

 

 

Và chúng ta có thể làm gì để bảo đảm cho sự bùng nổ những nhà khoa học tài năng bắt đầu nảy nở này? Theo bản báo cáo thì hãy bảo đảm cho học sinh được học với những giáo viên khoa học tốt nhất, học nhiều giờ hơn và sau giờ học giữ nhiệt huyết khoa học của học sinh ở những câu lạc bộ, sự kiện và cuộc thi về khoa học. Ta không cần phải hiểu lý thuyết chuỗi (string theory) để nắm được điều này nhưng hai điều kiện đầu tiên (giáo viên và tăng giờ học khoa học) là rất khó thực hiện. Thực tế thì tất cả những sinh viên tốt nghiệp có bằng khoa học và đặc biệt là vật lý bắt đầu khởi nghiệp ở những lĩnh vực được trả lương cao như trong ngành tài chính. Và chương trình giảng dạy ở trường thường xuyên phải chịu áp lực từ những chính phủ can thiệp sâu vào giáo dục (meddlesome governments).

 

Khuyến nghị cuối cùng, khơi dậy niềm đam mê của học sinh bằng những hoạt động khoa học hấp dẫn, cũng gặp phải một nghịch lý là niềm đam mê khoa học không phải bao giờ cũng đồng nghĩa sẽ giỏi khoa học. Một nửa học sinh Mexico không đạt chuẩn khoa học nhưng theo điều tra thì niềm đam mê khoa học của nước này cao hơn hẳn các quốc gia khác. Và trên thế giới này, các học sinh càng biết ít về khoa học thì càng lạc quan về cơ hội giải quyết các vấn đề môi trường của hành tinh.

 

 

 

 

Nguyễn Thành Huy, 9.12.07

 

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh tại địa chỉ:

http://www.economist.com/world/international/PrinterFriendly.cfm?story_id=10251324